Cách thức giúp tăng doanh số bán hàng trên website

webiste

Trong kinh doanh thương mại điện tử thì website là một cửa hàng trực tuyến của doanh nghiệp trên internet. Có thể bạn đang sở hữu một vài tên miền đẹp, một website đang hoạt động kinh doanh nhưng nó chưa thực sự mang lại lợi nhuận cao cho hoạt động kinh doanh. Đừng vội nản lòng, không phải bạn không có tư duy trong kinh doanh mà có thể bạn chưa nắm rõ được hết những cách thức để tăng doanh số khi bán hàng trên internet. 

  1. Thống kê tỷ lệ chuyển đổi khách hàng

Việc sở hữu website đẹp và chuyên nghiệp với việc ứng dụng website vào việc tăng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp là hai phạm trù hoàn toàn khác nhau. Việc sở hữu website đẹp thôi chưa đủ để có thể nhanh chóng tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp.

website

Doanh nghiệp cần chú trọng vào việc thống kê, báo cáo chi tiết bao nhiêu đơn hàng được tạo ra trên một lượt click. Thống kê xu hướng, nhu cầu hiện tại của khách hàng. Từ đó, tối ưu hóa quảng cáo và tập trung vào nhu cầu của khách hàng. Việc doanh nghiệp hiểu được khách hàng muốn gì? cần gì? giúp doanh nghiệp cắt giảm, tối ưu được chi phí quảng cáo.

2. Thành công bắt đầu bằng việc xây dựng thương hiệu

Thương hiệu là giá trị vô hình của doanh nghiệp. Hãy đảm bảo mọi thông tin về sản phẩm của doanh nghiệp trên website đều đảm bảo được tin cậy và rõ ràng. Rào cản lớn nhất của thương mại điện tử chính là niềm tin của khách hàng. Lấy được lòng tin của khách hàng là bạn đã nắm được chìa khóa để thành công trong kinh doanh rồi.

Xây dựng thương hiệu và quy trình kinh doanh nhiều người nghĩ nó không liên quan đến nhau. Nhưng thật sự thương hiệu kinh doanh chính là yếu tố chủ chốt quyết định đến sự thành công hay thất bại của hoạt động kinh doanh. Xây dựng thương hiệu và thương hiệu cá nhân chính là xu hướng của thế giới phẳng. Doanh nghiệp cần chú trọng đầu tư vào phát triển thương hiệu cả online và offline.

3. Xác định điểm nóng trên website

Xác định điểm nóng trên website chính là quá trình thống kê xem khách hàng thường có xu hướng xem trang nào nhiều nhất? Khu vực sản phẩm nào mà khách hàng có xu hướng click vào nhiều nhất? Trang nào mà khách hàng có thể dễ click nhất?

Từ đó, doanh nghiệp vạch ra cho mình những phương hướng chiến lược tối ưu hóa quảng cáo tập trung vào sản phẩm mà khách hàng quan tâm. Tập trung vào thông điệp và sản phẩm vào những khu vực website khách hàng quan tâm nhất.

4. Phát triển dịch vụ chăm sóc khách hàng

Bộ phận chăm sóc khách hàng là cầu nối giữa doanh nghiệp với khách hàng. Bộ phận chăm sóc khách hàng sẽ giúp cho doanh nghiệp nhanh chóng giải quyết những thắc mắc, khiếu nại và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

website
Dịch vụ chăm sóc khách hàng

Khách hàng chính là nguồn sống của doanh nghiệp. Thỏa mãn nhu cầu khách hàng chính là điều cốt lõi mà mỗi doanh nghiệp đều hướng tới. Chính vì thế, doanh nghiệp cần nâng cao kĩ năng cũng như trình độ chuyên môn của đội ngu nhân viên Telesale.

5. Kết hợp phân tích dữ liệu Google Analytics

Phân tích dữ liệu qua Google Analytics giúp chúng ta xác định được nhu cầu, xu hướng, giới tính, độ tuổi,… khách hàng truy cập và có nhu cầu về sản phẩm của doanh nghiệp. Từ đó, xây dựng chiến dịch marketing hiệu quả, tác động vào khách hàng mục tiêu. Để tăng doanh số bán hàng thì điều cốt lõi chúng ta cần hiểu khách hàng và đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của họ.

>>> Tham khảo: Tạo dựng thương hiệu của doanh nghiệp thông qua đăng kí tên miền

 

 

 

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*