Chọn một tên miền không phải là thương hiệu của một công ty khác hay một thương hiệu nổi tiếng. Sự lựa chọn một tên miền hay địa chỉ Internet đã trở thành một trong những quyết định thương mại quan trọng của một công ty. Một tên miền được công ty bạn đăng ký sẽ giúp người sử dụng Internet định vị trang web của công ty tại mạng lưới trang web toàn cầu (www).
Các tên miền của công ty có thể được đăng ký với bất cứ tên miền cấp cao nhất (TLDs) nào. Bạn có thể chọn từ các tên miền cấp cao dùng chung (gTLDs) như .com, .net, .org và .info. hay bạn có thể chọn từ những tên miền có giới hạn hoặc chuyên dụng nếu bạn đủ tiêu chuẩn. Đối với gTLDs, việc đăng ký được giải quyết thông qua một số cơ quan đăng ký Internet do ICANN công nhận. Những tên miền này có thể được tìm thấy ở địa chỉ của ICANN tại www.inann.org. Bạn cũng có thể kiểm tra xem một tên miền đã được đăng ký hay chưa bằng các địa chỉ của cơ quan đăng ký hay bằng việc sử dụng một công cụ tìm kiếm “Who is” tại trang www.uwhois.com.
Đối với các những tên miền ccTLDs, bạn cần liên hệ với cơ quan có thẩm quyền về đăng ký được chỉ định cho mỗi ccTLD. Về điều này hãy tham khảo một cơ sở dữ liệu ccTLD được thiết lập bởi WIPO kết nối với trang web của 243 ccTLDs, nơi bạn có thể tìm thông tin về hợp đồng đăng ký của họ, dịch vụ “Who is” và bàn luận các thủ tục giải quyết.
* Các vấn đề tài sản sở hữu trí tuệ liên quan tới việc đảm bảo thương mại điện tử
Tài sản sở hữu trí tuệ là một yếu tố quan trọng trong thương mại điện tử. Hơn những hệ thống thương mại khác, thương mại điện tử liên quan tới việc bán sản phẩm và các dịch vụ dựa vào tài sản sở hữu trí tuệ và việc cấp bằng về quyền sở hữu trí tuệ.
Âm nhạc, tranh, ảnh, phần mềm, các thiết kế, mô đun đào tạo, hệ thống…tất cả có thể được giao dịch bằng thương mại điện tử và tài sản sở hữu trí tuệ là một phần giá trị chính yếu trong giao dịch này.
Tài sản sở hữu trí tuệ rất quan trọng bởi vì những thứ giá trị được giao dịch điện tử phải được bảo vệ, sử dụng hệ thống bảo mật kỹ thuật và luật về tài sản sở hữu trí tuệ, nếu không, chúng có thể bị ăn trộm hay đánh cắp và toàn bộ việc kinh doanh này sẽ bị phá hủy.
Tài sản sở hữu trí tuệ cũng liên quan tới việc thiết lập thương mại điện tử. Các hệ thống cho phép Internet phát huy chức năng như các phần mềm, mạng lưới, các thiết kế, chip, đường dẫn, mạch, giao diện người dùng… thường được bảo vệ bởi các quyền sở hữu trí tuệ.
Các thương hiệu là một phần quan trọng trong thương mại điện tử bởi vì việc tạo nhãn hiệu, sự công nhận và tín nhiệm của khách hàng các yếu tố cần thiết của một công việc kinh doanh dựa vào web, tất cả đều được bảo vệ bởi các thương hiệu và luật về cạnh tranh không công bằng.
Kinh doanh thương mại điện tử và liên quan tới Internet cũng có thể dựa vào việc cấp phép cho sản phẩm và bằng sáng chế. Đó là bởi vì nhiều công nghệ khác nhau được yêu cầu để tạo ra một sản phẩm mà các công ty thường chọn để thuê ngoài các công việc về phát triển một số bộ phận hay chia sẻ công nghệ thông qua việc cấp phép các hợp đồng.
Nếu mỗi công ty phải phát triển và sản xuất tất cả các lĩnh vực công nghệ của sản phẩm một cách độc lập, sự phát triển của các sản phẩm kỹ thuật cao sẽ không dễ dàng. Kinh tế học thương mại điện tử phụ thuộc vào các công ty đang hợp tác với nhau để chia sẻ thông qua việc cấp bằng, các cơ hội và rủi ro kinh doanh. Nhiều trong số những công ty này là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs).
Và cuối cùng, nhiều giá trị của việc kinh doanh dựa trên thương mại điện tử thường được nắm giữ theo dạng tài sản sở hữu trí tuệ vì thế việc định giá một doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử sẽ bị ảnh hưởng bởi việc nó có bảo vệ các quyền sở hữu trí tuệ hay không.
Cho tới nay nhiều công ty thương mại giống như các công ty công nghệ khác có các danh mục bằng sáng chế, thương hiệu, tên miền, phần mềm hay các cơ sở dữ liệu gốc trở thành tài sản kinh doanh trị giá nhất của họ.
Leave a Reply