Những biện pháp bảo mật khi đăng ký tên miền cần phải biết ngay nếu không muốn ngậm trái đắng.
Rất nhiều người khi đăng ký tên miền thường không để ý đến việc bảo mật cho nó. Để rồi tên miền của mình bị người khác lấy mất hoặc chiếm quyền sử dụng thì lúc ấy đã quá muộn. Vì vậy hãy tự phòng tránh những việc không mong muốn như trên bằng cách dùng những biện pháp bảo mật khi đăng ký tên miền ngay hôm nay.
–> Bí quyết chọn tên miền phù hợp với website của bạn
1. ĐĂNG KÝ KHÓA
Đây là một trong những biện pháp an ninh đơn giản nhất mà mỗi chủ sở hữu tên miền phải thực hiện. Khóa tên miền của bạn sẽ không cho phép ai được quyền chuyển nhượng. Ngoài ra còn có nhiều hình thức khóa khác nhau mà công ty cung cấp dịch vụ đăng ký thực hiện để ngăn chặn thay đổi trái phép trên máy chủ hoặc yêu cầu xóa. Khi khóa được kích hoạt, tên miền sẽ tránh được các vụ chuyển nhượng trái phép. Ngay cả một chuyển giao hợp pháp cũng không thể thực hiện nếu không có sự đồng ý từ hai bên.
2. Mã AUTHORIZATION CODE/EPP CODE
Nếu muốn chuyển tên miền sang nhà đăng ký khác, thì họ phải có được một mã số bí mật hoặc mật khẩu từ các công ty đăng ký cũ, mà họ phải cung cấp cho cơ quan đăng ký mới. Mã này cho phép người sở hữu nó truy cập vào bảng điều khiển tên miền và thực hiện chuyển nhượng. Những người không có mã sẽ không thể tác động gì ảnh hưởng lên tên miền cả. Mặc dù hầu hết các tên miền cấp cao phổ biến như .com cung cấp dịch vụ này nhưng bạn vẫn nên kiểm tra lại để an tâm hơn.
3. MÃ XÁC NHẬN WHOIS CHI TIẾT
Tính đến 01 tháng 1 năm 2014, Cơ quan Internet quản lý số liệu và tên miền được chuyển nhượng (ICANN) đã bắt đầu tiến hành xác minh thông tin được cung cấp khi đăng ký tên miền. Điều này có nghĩa rằng nếu bạn muốn thay đổi thông tin của người đăng ký, thì sẽ có một thông báo được gửi từ email yêu cầu bạn xác minh sự thay đổi. Tương tự đối với đăng ký tên miền mới, nếu địa chỉ email chưa được xác minh thì tên miền bị đình chỉ sau một vài ngày.
4. CHUYỂN ĐỔI PHÊ DUYỆT EMAIL
Khi một miền đang được chuyển giao, sẽ có mail được chuyển tới người đăng ký tên miền bằng WHOIS, yêu cầu họ bấm vào một liên kết để phê duyệt việc chuyển nhượng. Khi liên kết được nhấp, người đăng ký hoặc có thể chấp thuận việc chuyển giao hoặc từ chối nó. Điều này thêm một lớp bảo vệ thứ hai để mà ngay cả khi nếu Mã Auth đã bị rò rỉ hoặc bị đánh cắp, thì các tên miền sẽ không được chuyển đi. Trừ khi các địa chỉ email của các chủ sở hữu tên miền bị đánh cắp.
5. ĐỔI MỚI THỜI GIAN CHO PHÉP GIA HẠN
Ngay cả sau khi tên miền hết hạn, chủ sở hữu vẫn được thêm 35 ngày để có thể đóng phí. Điều này giúp cho người dùng không may quên hoặc có một vài lý do mà không đóng phí đúng hạn có thể lấy lại quyền sở hữu với mức phí chỉ hàng tháng.
6. THỜI GIAN CHUỘC TÊN MIỀN
Nếu sau thời gia hạn mà chủ sở hữu vẫn không nộp phí, thì họ vẫn có thêm một khoảng thời gian nữa là khoảng 15 ngày nữa để chuộc tên miền. Tuy nhiên, để chuộc thì mức giá rất cao, ít nhất là gấp 10 lần giá gia hạn tên miền bình thường. Điều này giống như một hình phạt cho các chủ sở hữu tên miền nhưng vẫn chừa đường lui khi vẫn cho phép họ sở hữu lại tên miền.
7. CƠ SỞ DỮ LIỆU WHOIS CÔNG KHAI
ICCAN đã cho công khai một vài dữ liệu của chủ sở hữu tên miền. Do đó, bất kỳ người nào muốn biết thông tin về tên miền nào đó thì có thể tra cứu trên WHOIS. Điều này cho phép chủ sở hữu tên miền theo dõi chi tiết liên lạc tên miền riêng của họ cũng như cho phép chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hoá để thu thập thông tin về các chi tiết quyền sở hữu của một nhãn miền mà họ có thể có một quan tâm.