Máy chủ và các loại máy chủ bạn cần biết

Máy chủ là một máy tính được kết nối với một mạng máy tính hay mạng internet, có IP tĩnh, có năng lực xử lý cao và trên đó được cài đặt các phần mềm để phục vụ cho các máy tính khác truy cập để yêu cầu cung cấp các dịch vụ, tài nguyên. Như vậy về cơ bản máy chủ cũng là một chiếc máy tính, nhưng được thiết kế với nhiều tính năng vượt trội, năng lực lưu trữ và xử lý dữ liệu lớn hơn máy tính thông thường rất nhiều. Máy chủ được sử dụng cho nhu cầu lưu trữ và xử lý dữ liệu trong một mạng máy tính, trên môi trường internet. Nhắc đến máy chủ, bạn sẽ bắt gặp máy chủ riêng, máy chủ ảo – VPS hay Cloud VPS…Tuy nhiên, bạn còn có thể bắt gặp nhiều loại máy chủ khác nữa. Vậy máy chủ có mấy loại?

Máy chủ và các loại máy chủ bạn cần biết

Có những loại máy chủ nào?

Căn cứ theo phương pháp tạo ra máy chủ, người ta phân máy chủ thành ba loại: Máy chủ ảo – VPS, máy chủ riêng và máy chủ đám mây – Cloud VPS.

Máy chủ riêng – Dedicated Server là máy chủ chạy trên phần cứng và các thiết bị hỗ trợ riêng biệt gồm: HDD, RAM, CPU, Card mạng . Việc nâp cấp hoặc thay đổi cấu hình của máy chủ riêng này đòi hỏi phải thay đổi phần cứng của máy chủ.

Máy chủ ảo – Virtual Private Server – VPS là dạng máy chủ được tạo bằng phương pháp sử dụng công nghệ ảo hóa để chia tách từ một máy chủ riêng thành nhiều máy chủ ảo. Các máy chủ ảo VPS có tính năng tương tự như một máy chủ riêng, nhưng chia sẻ tài nguyên từ máy chủ vật lý gốc. Việc nâng cấp hay thay đổi cấu hình của máy chủ ảo khá đơn giản, có thể thay đổi trực tiếp trên phần mềm quản lý hệ thống. Tuy nhiên, việc thay đổi tài nguyên của VPS phụ thuộc và bị giới hạn bởi tài nguyên của máy chủ vật lý.

>>> Share Hosting và VPS, cái nào tốt hơn?

Máy chủ đám mây – Cloud Server là máy chủ được kết hợp nhiều từ máy chủ vật lý khác nhau cùng với hệ thống lưu trữ SAN, tốc độ truy xuất vượt trội giúp máy chủ hoạt động nhanh, ổn định, hạn chế thấp nhất tình trạng downtime. Cloud VPS được xây dựng trên nền công nghệ điện toán đám mây nên dễ dàng nâng cấp từng phần thiết bị trong quá trình sử dụng mà không làm gián đoạn quá trình sử dụng.

Nếu căn cứ theo công dụng, chức năng của máy chủ thì phân ra các loại máy chủ: Web server, Database server, FTP server, SMTP server, DNS sever, DHCP server.

Ngoài ra, nếu phân loại theo hãng sản xuất thì có thấy những tên tuổi nổi tiếng như: SuperMicro, IBM, Dell, Cisco…